KẾ HOẠCH Xây dựng mô hình “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không ma túy và bạo lực học đường” Năm học 2021-2022
Lượt xem:
PHÒNG GD&ĐT ĐỨC PHỔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS PHỔ AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số :……/KH-THCSPA Phổ An, ngày 18 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH
Xây dựng mô hình “Trường học văn minh,
học sinh thân thiện, không ma túy và bạo lực học đường”
Năm học 2021-2022
Căn cứ Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 của Thủ tường Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025; Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo; Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở GD&ĐT.
Căn cứ Hướng dẫn số 325/HD-PGDĐ ngày 13/7/2021 của Phòng GD & ĐT Đức Phổ về việc hướng dẫn triển khai nhân rộng xây dựng mô hình “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không ma túy và bạo lực học đường” giai đoạn 2021-2025.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, đơn vị; trường THCS Phổ An lập Kế hoạch thực hiện xây dựng mô hình phong trào “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không ma túy và bạo lực học đường” năm học 2021-2022 như sau:
- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Xây dựng mô hình phong trào “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không ma túy và bạo lực học đường” trong nhà trường THCS Phổ An nhằm đảm bảo học sinh được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, bình đẳng góp phần phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Thông qua việc xây dựng mô hình phong trào “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không ma túy và bạo lực học đường” học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề về phòng tránh nạn thương tích, tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông; phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; giữ gìn bảo vệ môi trường; bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng.
- Quá trình thực hiện xây dựng mô hình phong trào “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không ma túy và bạo lực học đường” có sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn, sự đồng thuận, ủng hộ và tích cực tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh nhà trường.
- Xây dựng phong trào “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không ma túy và bạo lực học đường” phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; huy động được các nguồn lực xã hội để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo điều kiện dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn, chất lượng, hiệu quả.
- NỘI DUNG
- Thực hiện NĐ số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiên, phòng chống bạo lực học đường.
- Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai.
- Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục; thiết lập hộp thư góp ý để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý của học sinh.
- Phối hợp với Công an địa phương tổ chức tuyên truyền đến mọi cán bộ, giáo viên về các nội dung liên quan đến BLHĐ; giáo dục, trang bị cho học sinh kiến thức về kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học.lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật. Phát huy vai trò của Đoàn TN, Đội TN và các tổ chức, đoàn thể khác. Lập hồ sơ theo dõi tình hình khi học sinh vi phạm để có biện pháp giải quyết.
- Tổ chức tốt lực lượng bảo vệ trực theo quy định, giữ gìn tài sản và tham gia ngăn chặn bạo lực học đường.
- Tăng cường công tác kiểm tra của HT, PHT, Chi đoàn, Liên đội, giáo viên chủ nhiệm, đội cờ đỏ; chú trọng phòng ngừa việc đem đồ chơi mang tính bạo lực vào trong trường học nói riêng và BLHĐ nói chung. Phối hợp với cha mẹ học sinh quản lý chặt chẽ việc chuyên cần của học sinh.
- Tổ chức các hoạt động như: Tọa đàm, tổ chức tuyên truyên về các nội dung liên quan xây dựng xã hội, cộng đồng, cơ quan, gia đình nâng cao nhận thức trong quá trình thực hiện, tổ chức các Câu lạc bộ sinh hoạt theo từng loại hình.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên và học sinh tự giác, tích cực tham gia vào phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
– Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, có tính khả thi và triển khai có hiệu quả.
– Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí mua sắm, xây dựng tủ sách pháp luật cung ứng đầy đủ các loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của báo cáo viên và CBGV, học sinh có nhu cầu tìm hiểu.
– Đề ra các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả với các trường hợp học sinh vi phạm.
– Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo Chi đoàn, TPT đội, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đưa nội dung đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy bạo lực học đường trong các buổi chào cờ và tiết sinh hoạt lớp.
– Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho CBGVNV trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn, lồng ghép với các hoạt động của tổ chức Công đoàn, ĐTN trong những ngày kỷ niệm…
- Đối với giáo viên
– Giáo dục ý thức tự giác tự học trau dồi kiến thức pháp luật để vận dụng vào giảng dạy lồng ghép trong các buổi học chính khoá.
– Cùng nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tập thể
cho học sinh, tham gia cùng học sinh.
-Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giảng dạy đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống ma túy, bạo lực học đường qua một số môn học, giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa trong nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bộ ích cho học sinh tham gia.
– Tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật để phục vụ cho công tác giảng dạy cho học sinh trong trường đạt hiệu quả khi được phân công.
– Tuyên truyền giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống trong hiện nay.
– Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích cho học sinh tham gia để tránh xa tệ nạn xã hội.
- Đối với học sinh
– Tích cực, tự giác trong các tiết học chính khoá, giờ chào cờ, tổ chức hoạt động NGLL theo chủ đề.
– Ký cam kết không vi phạm về an ninh trường học, vi phạm các tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật, không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, đốt pháo nổ.
– Có hiểu biết pháp luật trong cuộc sống hiện nay.
– Ngăn chặn tình trạng học sinh đến trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham gia đánh nhau và vi phạm tệ nạn xã hội.
- Các đoàn thể, bộ phận khác
* Chi đoàn, liên đội
– Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường ngăn chặn những sự việc có thể xảy ra.
– Phối hợp với GVCN phổ biến, hướng dẫn cho HS sinh hoạt, hoạt động lành mạnh trong năm học.
– Tăng cường chăm sóc bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường quanh trường.
– Vận động đội viên tham gia tốt phong trào thi đua THTT-HSTC nhằm đảm bảo an ninh trật tự trường học.
– Quán triệt đến HS ý thức chấp hành pháp luật, ngăn chặn hành vi vi phạm luật giao thông; đi hàng 2, 3 trên đường.
– Phối hợp tổ chức cho HS tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông đường bộ, chống tiêu cực trong thi cử.
– Bảo vệ kịp thời phát hiện các đối tượng bên ngoài vào trường trái phép, phối hợp cùng bảo vệ trường làm tốt công tác phòng ngừa và giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra trong khuôn viên của trường.
– Phối hợp với công an địa phương để nói chuyện về pháp luật và giáo dục pháp luật cho học sinh.
* Bảo vệ nhà trường
– Xây dựng phương án phòng ngừa theo kế hoạch.
– Bảo vệ trường làm tốt công tác trật tự trị an trong khu vực trường quản lý.
* Thư viện
– Nhân viên thư viện thường xuyên mở cửa phục vụ bạn đọc các ngày trong tuần và báo cáo kết quả hoạt động, phản ánh sự việc cần thiết.
– Bổ sung sách pháp luật còn thiếu để phục vụ bạn đọc.
* Y tế
– Tăng cường công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, kiểm tra đôn đốc các hoạt động vệ sinh môi trường.
– Hoàn thành kịp thời đúng quy định công tác khám sức khỏe cho HS trong năm học.
* Giáo viên chủ nhiệm
– Tổ chức cho HS tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và rèn luyện trong nhà trường. Tổ chức sinh hoạt với lớp HS thường xuyên (một tuần ít nhất một lần). Theo dõi nắm tình hình học sinh trong lớp có ghi hoạt động của từng HS. Đối với HS cá biệt có biện pháp giáo dục cụ thể. Vận động học sinh đến thư viện đọc sách trong ngàỳ.
– Xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời công tác đảm bảo ANTT của đơn vị và quản lý chặt chẽ HS thuộc lớp chủ nhiệm; kịp thời đề xuất với Nhà trường các biện pháp đảm bảo ANTT và quản lý HS.
– Nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên chủ nhiệm, nắm chắc diễn biến tư tưởng HS.
– Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động của HS xâm hại đến nhân phẩm, danh dự học sinh.
– Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn một số hành vi vi phạm đạo đức HS như: Đánh nhau, trộm cắp tài sản, đồ dùng học tập …
– Phối hợp với Đoàn TN, Đội TN tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, tạo
sân chơi lành mạnh, thu hút được HS tham gia.
* Đối với phụ huynh học sinh:
– Thường xuyên nhắc nhở, quản lí con em mình khi có biểu hiện tiêu cực trong lối sống, học tập, sinh hoạt bạn bè.
– Tổ chức ký cam kết giữa cha mẹ học sinh với nhà trường không để con em vi phạm an ninh trật tự trường học, bạo lực học đường.
– Làm tốt công tác giáo dục con em mình thực hiện tốt nội quy, quy chế nhà trường, nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước, luật giao thông đường bộ…
– Mỗi bậc cha mẹ là một tấm gương tốt về đạo đức, lối sống trong gia đình để con em noi theo.
Trên đây là Kế hoạch triển khai xây dựng mô hình“Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không ma túy và bạo lực học đường”. năm học 2021-2022 của trường THCS Phổ An. Yêu cầu CB, GV, NV, HS nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– HT, PHT (Chỉ đạo chung, T/hiện);
– GV, NV, HS (T/hiện);
– Lưu: VT.
Nguyễn Thành Dự