KẾ HOẠCH Hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại học sinh từ năm học 2021 – 2022

Lượt xem:

Đọc bài viết

  PHÒNG GD-ĐT ĐỨC PHỔ

  TRƯỜNG THCS PHỔ AN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ….  /KH-THCSPA                 Phổ An, ngày …  tháng 03  năm 2022

 

KẾ HOẠCH

Hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại học sinh từ năm học 2021 – 2022

 

Thực hiện Kế hoạch số 101/PGDĐT ngày 23/3/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Đức Phổ về việc tăng cường các giải pháp bảo vệ trẻ em, xử lí các hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em từ năm học 2021 – 2022.

Trường THCS Phổ An  xây dựng kế hoạch Hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại học sinh từ năm học 2021 – 2022, với những nội dung cụ thể như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  2. Mục đích

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của cán bộ, công chức, viên chức và giáo viên về nhận thức và hành động trong công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em; nâng cao vai trò, trách nhiệm thực hiện công tác phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đặc biệt là trên môi trường mạng xã hội.

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em,  hạn chế cơ bản loại tội phạm này trong khu vực nhà trường góp phần làm giảm tội phạm hình sự nói chung, đảm bảo trật tự an toàn xã hội;

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn, Đội làm công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

  1. Yêu cầu

Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông, tận dụng ưu thế mạng xã hội trong việc chia sẻ, lan tỏa để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; các biện pháp, cách thức phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em; nhận diện đẩy đủ để phòng tránh các thủ đoạn, hành vi xấu độc trên môi trường mạng hướng đến xâm hại tình dục trẻ em.

Thường xuyên  phối hợp chặt chẽ, kiểm soát thông tin tuyên truyền, truyền thông giữa các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức xã hội trong việc thực hiện kế hoạch này. Thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện trong công tác tuyên truyền, truyền thông cho phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn, từng đối tượng.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đặc biệt là trên môi trường mạng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức thực hiện pháp luật đối với toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.

Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm bằng nhiều hình thức, nội dung, biện pháp cụ thể, thiết thực, tạo khí thế tham gia tích cực của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường học.

Tuyên truyền, truyền thông đến các đoàn thể trong nhà trường và học sinh về tham gia, ứng xử an toàn trên mạng xã hội tại các buổi học chính trị đầu năm, tiết học giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt ngoài giờ, câu chuyện dưới cờ, sinh hoạt Đoàn, Đội.

Tổ chức được các buổi sinh hoạt tại các lớp nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.

Phấn đấu 100% học sinh, cán bộ, giáo viên trong nhà trường được tuyên truyền, giáo dục và được trang bị kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm xâm hại trẻ em .

  1. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
  2. Tổ chức giáo dục, tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em trong trường học

Tổ chức triển khai hiệu quả Quyết định số 987/QĐ-BGDĐT ngày 17/4/2020 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020¬2025.

Thường xuyên theo dõi, đăng tải các thông tin về trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em trên mạng xã hội, trên các trang thông tin điện tử.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức giáo dục pháp luật trong trường học nhằm nâng cao hiểu biết, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và nhất là học sinh về công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em thông qua các hoạt động giáo dục, tổ chức các buổi tuyên truyền, truyền thông, hướng dẫn cho học sinh về cách thức tham gia và ứng xử qua các buổi sinh hoạt tập thể đầu năm học, tiết học Giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu chuyện dưới cờ, các hoạt Đoàn, Đội.

Lồng ghép tuyên truyền về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em  với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, thi tìm hiểu pháp luật, tập huấn, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề.

  1. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em

Phối hợp, tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền về phòng, chống tội phạm và phương thức tổ chức các hoạt động giáo dục, ngoại khóa cho cán bộ, giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội trong nhà trường tổ chức các hoạt động về phòng, chống tội phạm.

Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức đoàn thể thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em; rà soát các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường phổ biến, giáo dục kiến thức giới tính và kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại trẻ em cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

  1. Tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật, tội phạm và công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em tại trường học

Chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại để kịp thời thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lý các vụ việc xâm hại xảy ra.

Phối hợp với Công an, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức điều tra, theo dõi, uốn nắn các học sinh có biểu hiện chán học, ham chơi; tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phong phú, tạo nguồn cảm hứng cho các em học tập, sinh hoạt giải trí.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Đối với nhà trường

Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em trong trường học và  triển khai đến các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các bộ phận liên quan triển khai thực hiện kế hoạch.

Phối hợp cùng các ngành chức năng hướng dẫn cụ thể cho cán bộ, đội ngũ giáo viên trong việc phát hiện, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại.

Thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và nhân viên đơn vị.

Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học, các mô hình phòng chống bạo lực học đường, triển khai các phương án hỗ trợ phòng ngừa các nguy cơ về bạo lực học đường và kịch bản ứng phó với các tình huống bạo lực.

Tổ chức ký cam kết, phối hợp hàng năm giữa gia đình học sinh với nhà trường về việc quản lý, giáo dục học sinh.

Báo cáo với lãnh đạo cấp trên theo quy định.

Cử CBCCVC tham gia các lớp tập huấn theo yêu cầu.

  1. Đối với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường

Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động.

Đối với các GVCN triển khai kế hoạch cụ thể đến từng học sinh.

Báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu và có vụ việc xảy ra (kể cả khi đã được giải quyết).

Trên đây là Kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại học sinh từ năm học 2021 – 2022.  Đề nghị các bộ phận, các giáo viên có liên quan thực hiện nghiêm túc, đúng mục đích, yêu cầu đã đề ra, để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ./.

 

Nơi nhận:                                                                      

– Phòng GD-ĐT (để báo cáo);

– HT, PHT (T/hiện và chỉ đạo);

– GV, HS (để thực hiện);

– Lưu VP.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Thành Dự